Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Thú vị ngôn ngữ tượng hình - tiếng trung quốc - tiếng hoa


Thầy và trò cùng tạo dáng sau giờ thi ( 15-7-2018).

Hôm nay mình sẽ nói  về những bí ẩn về sự xuất hiện của các kí tự đặc biệt trong chữ Hán và những điều thú vị khi tiếp xúc với chữ Hán mà mình cảm nhận được.Các bạn hãy cùng cảm nhận với mình nhé !!




Như các bạn đã biết , chữ Hán ban đầu được tạo ra  từ các kí tự tượng hình, do người Trung Quốc sáng  tạo nên mang âm hưởng về văn hóa ,thói quen ,tư tưởng ,cách nhìn nhận về sự vật hiện tượng của người Trung Quốc. Mỗi chữ Hán đều mang một ý nghĩa nhất định biểu hiện tư tưởng của con người.Nếu bạn hiểu được nguồn gốc ý nghĩa và sự tạo thành của một chữ Hán bạn sẽ nhớ chữ Hán đó rất lâu ,đây cũng là một cách nhớ chữ Hán khá là hiệu quả đấy.

Theo như mình có tìm hiểu thì chữ Hán theo truyền thuyết được sáng tạo bởi một vị Hoàng Đế vào khoảng từ 4-5 nghìn năm trước đây nhưng hiện giờ không ai còn tin vào truyền thuyết ấy nữa ,Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Phát hiện mới nhất gần đây là việc đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.Như vậy là chữ Hán được ra đời từ rất sớm, cùng với văn hóa, văn minh và nhận biết của con người . Điều này cũng có thể chứng minh cho việc Trung Quốc có bề dày lịch sử từ rất lâu đời.

    Ban đầu từ thủa sơ khai chữ Hán xuất hiện và được thể hiện bằng các hình vẽ  tượng hình,mình ví dụ như :

  • Muốn chỉ Mặt Trời họ vẽ Chutuonghinh mattroi.jpg , sau thành chữ 日:
  • Muốn chỉ Mặt Trăng họ vẽ Chutuonghinh mattrang1.jpg , sau thành chữ 月;
  • Muốn chỉ dòng nước họ vẽ Chutuong hinhnuoc.jpg, Xuyên/ Sông ;
  • Muốn chỉ khu ruộng, vẽ Chutuonghinhdien.jpg, sau thành chữ 田;
  • Muốn chỉ cây cối, vẽ Chutuonghinh moc.jpg, sau thành chữ 木;
  • Muốn chỉ cái miệng vẽ Chutuonghinh khau.jpg, sau thành chữ 口.
Từ các sự vật có thực ,người Trung Quốc đã quan sát và vẽ lại bằng hình ảnh tương tự


 Xưa nay người dân Việt Nam vẫn giữ được một thú vui ,một nét văn hóa truyền thống của cha ông để lại đó là nghệ thuật thư pháp chữ Hán . Dựa vào ý nghĩa của từng chữ Hán mà các nét của nó được nắn nót và cầu kì hóa bởi các nhà thư pháp chữ Hán ,riêng mình thì mình rất thích thư pháp tuy nhiên việc học thư pháp khá là khó khăn ,đòi hỏi người tập phải có sự kiên nhẫn và biết cảm nhận nghệ thuật .Bạn nào có hứng thú với bộ môn này thì đừng từ bỏ nhé !


Chữ Hán cũng có tác dụng với người học một cách thần kì ,riêng với cảm nhận của mình thì mình thấy chữ Hán mang đến vô cùng nhiều những điều thú vị, học chữ Hán cũng rèn luyện cho chúng ta có được một trí nhớ siêu phàm đấy. Hơn nữa chữ Hán cũng giúp cho người học được cách kiên nhẫn, từ tốn ,cẩn thận ,cũng mang đến sự thỏa mãn cho sự tính tò mò ,ham khám phá của mỗi người .Thật sự là mình chỉ theo học tiếng Trung cũng như tìm hiểu về chữ Hán mới được 3 tháng thôi cho nên việc cảm nhận cũng mang chút chủ quan của bản thân nữa, nhưng những điều thú vị của chữ Hán đang còn nhiều lắm .Sau này sẽ dần dần tìm hiểu ,các bạn nếu có quan tâm hãy theo dõi và cùng cảm nhận với mình nhé


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét