Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Học âm uốn lưỡi trong tiếng Hoa






 HỌC ÂM UỐN LƯỠI  汉语中的儿化韵 hàn yǔ zhōng de huà yùnèr, khi phiên âm viết “ r”  儿化词

      Người Việt Nam khi học ngoại ngữ thường học khá nhanh và rất tốt, nhưng về phần phát âm thì thường không tốt lắm, do vậy thường đánh mất đi 50% hiệu quả. Hôm nay
“ Hoa Ngữ Những Người Bạn” viết bài viết này mong sao các bạn học tiếng Trung có một phần nào sự giúp đỡ trong việc học.

      Từ vựng tiếng Hán rất nhiều, đa phần không uỗn lưỡi. Từ cuốn lưỡi chỉ chiếm một phần nhỏ và còn có tính không ổn định. Từ uỗn lưỡi trong một số trường hợp cần uỗn lưỡi, một số trường hợp thì không cần .

      Trong tiếng Hán có nhiều chữ  mang thêm chữ " èr " ở cuối câu. Khi đọc âm tiết đứng trước " èr " phải uỗn lưỡi lên. Do vậy âm của " èr " đã kết hợp với vần của âm tiết đứng trước, âm " e " bị bỏ đi, chỉ còn âm " r " . Vần kết hợp đó gọi là âm uỗn lưỡi. Âm tiết có vần uỗn  lưỡi đều viết thêm " r " ở cuối , " r " biểu thị động tác uỗn lưỡi. Nếu đứng một mình thì vẫn phiên âm là “er”.

       Nếu khi phát âm gặp âm uỗn lưỡi mà không uỗn thì sẽ làm mất nghĩa hoặc người nghe hiểu nhầm, nhất thiết phải uỗn lưỡi khi có sự khác biệt về tác dụng nghĩa, từ:

Ví dụ : 早点: zǎodiǎn - bữa ăn sáng                        早点儿: zǎodiǎnr -  sớm chút
             一点: yīdiǎn - một điểm, một giờ               一点儿: yīdiǎnr - một chút, một tí

CÁCH ĐỌC :

      Trong  âm Bắc Kinh nguyên âm uỗn lưỡi " èr " có thể kêt hợp chặt chẽ với vần của một số âm tiết khiến cho vần của một số âm tiết đó biến thành vần uỗn lưỡi.

  Cách đọc vần cuốn lưỡi chia thành hai loại chính :

1) Thêm " r " ở cuối : - Nếu cuối âm tiết là " a, o, e, u " thì chỉ việc thêm " ơ " vào mà đọc, khi đọc chữ “ơ” đọc càng nhỏ càng tốt.

Ví dụ : 花儿 - huār - bông hoa   山坡儿- shān pōr - sườn núi

歌儿 -  gēr - bài ca     小兔- xiǎo tùr  -  con thỏ

 - Nếu  âm tiết cuối là: " ai, ei, an, en " thì phải bỏ " i " hoặc " n " rồi  thêm " ơ " vào sau đó đọc.

 Ví dụ : 小孩儿 - xiǎo háir - trẻ em         香味儿 - xiāng wèir -  hương vị

花园儿huā yuánr -  vườn hoa                    树根儿 -  shù gēnr  -  rễ cây            

 - Nếu cuối âm tiết " ang, eng, ong " phải bỏ " ng " đi, nguyên âm còn lại đọc thành âm mũi, rồi thêm " ơ " vào âm mũi , dùng " ~ " để biểu thị.

Ví dụ: 蛋黄儿dàn huángr : đọc là dàn húãr -  lòng đỏ trứng
冰凳二 bīng  dèngr: đọc là bīng  dẽr ghế băng
 
熊儿xióngr: đọc xiõr - con gấu

 2) Thêm " er " vào cuối:

- Nếu vần cuối âm tiết là " i " hay " u " thì thêm cả nguyên âm uỗn lưỡi " er " vào mà đọc.

 Ví dụ: 小鸡儿xiǎo jīr : đọc là xiǎo jiēr gà con

 金鱼儿- jīn yúr: đọc là jīn yuér - cá vàng

 - Nếu cuối âm tiết là " in, un " thì bỏ " n " đi rồi thêm " er " để đọc.

Ví dụ:信儿-  xìnr : đọc là xìer - thư

裙儿 - qúnr: đọc là quér - váy

 - Nếu cuối âm tiết là " ing " thì bỏ " ng " đi. " i " đọc  âm mũi và thêm " er " vào để đọc.

Ví dụ: 瓶儿- píngr : đọc là píér - lọ, bìnhchai  



 - Nếu các âm tiết " zhi, chi, shi, ri, zi, ci " thì bỏ i đi và thay bằng er mà đọc.

Ví dụ:事儿- shìr : đọc là shèr - công việc

瓜子儿- guā zǐr: đọc là guā zěr -  hạt dưa

     Chú ý: hình thức lặp lại của một số tính từ đơn âm tiết và lượng từ khi sử dụng trong khẩu ngữ thường cuốn lưỡi.

Ví dụ: 胖胖儿 -  pàng pangr - mập mạp        乖乖儿 -  guāiguair - ngoan ngoãn

好好 - Hǎohaor – nỗ lực      高高儿 - gāogaor – cao cao

  Học sinh chỉ cần nhớ một vấn đề: chúng ta chỉ là người học ngôn ngữ, do vậy ta chỉ đọc âm uốn lưỡi, nếu ta thấy chúng, hoặc nghe hiểu khi người khác nói thế là đủ rồi, đừng căng thẳng quá, mọi việc từ từ cũng thành một thói quen mà thôi, chỉ cần bạn nhớ các quy tắc.

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn bài viết của thầy. Những trường hợp thêm 儿 thầy kể trên chỉ dành cho danh từ thôi ạ, tính từ, lượng từ thôi đúng không ạ?

    Trả lờiXóa
  2. âm có âm tiết cuối là "u" ở mục 1 thì chỉ thêm "r". Nhưng tại sao sang mục 2, âm có âm tiết cuối là "u" lại thêm cả "er" vậy ạ? Có sự mâu thuẩn ở đây ạ

    Trả lờiXóa
  3. Thầy có file ko ạ?cho e xin photo với ạ

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn thầy đã chia sẻ rất chi tiết. Mình nghĩ ở mục 1, chữ u trong xiaotu là nói đến âm "u", còn mục 2 chữ u trong jinyu là nói đến âm "uy". Do đó mới có sự khác biệt trong việc er hóa như vậy.

    Trả lờiXóa