Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Câu phủ định trong tiếng Trung

 



HOA NGỮ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Câu phủ định của tiếng Trung 汉语中的否定句hànyǔ zhōng de fǒu dìng jù

 

       loại câu phủ định lại, đối ngược lại với câu khẳng định. Một vấn đề luôn phải có hai mặt, nếu có khía cạnh tích cực, thì phải có mặt tiêu cực, hiểu theo cách đơn giản tức là cái không tốt chính là bàn đạp, điểm nhấn, chính là sự tôn vinh cho cái tốt, nếu không có cái không tốt thì cái tốt kia làm gì có giá trị thực của nó, vì chúng ta vốn không có cái để đặt lên phía bên kia của bàn cân mà so sánh mà đặt cho nó một cái tên chứ.

 

Học ngôn ngữ cũng vậy, giáo viên dạy học tại sao cứ chỉ dạy một câu khẳng định. Khi mình giải thích từ mới cho học sinh nếu chỉ nói “- tốt” mình cảm thấy học sinh rất nhanh liền quên luôn, nhưng nếu lúc mình dạy từ “- tốt” mình dạy luôn từ “- kém”, khuôn mặt của học sinh có khác biệt liền: háo hức, tin tưởng, các bạn đã có lới nhắc nhở,  lời gợi ý của từ kia mà nhớ từ này, và ngươc lại.

 

Biểu đạt của tiếng Trung khá giống tiếng Việt, bạn chỉ dịch sang là được, dưới đây là những từ phủ định mà trong tiếng Trung thường dùng:

 

不,(不用,不要,不想,不应该... ...)没,别, (từ phủ định thường là phó từ đảm nhận, phía sau phải có những thực từ thì mới nói ra được nghĩa của chúng).

 

bù – không +.............phía sau nhất định phải là động từ hoặc tính từ:

Tôi không đi chơi – 我不去玩   wǒ bù qù wán .

         

Nó không ăn cơm  他不吃饭 -  tā bù chī fàn.

 

     Nhìn chung ta cứ đặt từ trước một hành động, một tình huống thì là: “không.....”.

 

不用 – bùyòng – không cần (khi bản thân nói)   不要 – bùyào – không cần ( khuyên người khác)

 

不想 – bù xiǎng – không muốn                             不应该 – bù yīng gāi – không nên

 

不好 – bù hǎo – không tốt                                      不喜欢 – bù xǐhuan – không thích

 

       Nếu bạn nào muốn nghiêu cứu thêm từ   có thể vào cuốn sách ngữ pháp của “Hoa Ngữ Những Người Bạn” học thêm, trong đó có  ngữ pháp nói về.

 

– bié – đừng, chớ, không nên +.............phía sau  phải là động từ: có thể đổi thành 不要,不应该):

 


别走 – bié zǒu – đừng đi     别听 – bié tīng – đừng nghe        别吃 – bié chī – đừng ăn

 

别干 – biégàn – đừng làm   别过那儿 – bié guò nàr – đừng qua  đó      

 

– méi – không, chưa +............phía sau  là động từ, tính từ, có thể là danh từ (khi đó mang nghĩa là “không có...”): có thể kết hợp với “没学 = 没有学.

 

没吃 – méi chī – chưa ăn              没来 – méi lái – chưa tới     没好 – méi hǎo – chưa tốt  

 

没电 – méi diàn – không có điện  没钱 – méiqián – hết tiền    没亮 – méi liàng – chưa sáng

 

Chú ý: 没钱  = 没有钱, đây là cách nói tắt, bởi lý do này cho nên rất nhiều học sinh khi dùng từ luôn cảm thấy không được tự tin, các bạn luôn nghĩ nó là “phó từ” cho nên phía sau phải là “ động từ, tính từ”, cách nghĩ đó không sai, chỉ là bạn quên rằng “没钱  = 没有钱”, đây là cách nói tắt, 没笔= 没有笔, 没来= 没有来。

 

Nếu đã nhớ được cách ở trên thì bạn đã biết dùng hoàn toàn từ “” rồi. Bạn nào muốn hiểu chuyên sâu hơn có thể vào trang website của Trung Tâm, ở đó có thể học qua bài viết, hoặc các video, có cả cách phân tích từ “” và từ “”.

 

– béng – đừng, không nên. Nghĩa của nó chính là:不用,不需要.  Từ là từ phương ngôn của người Bắc Kinh, nó chính là từ hợp âm của từ不用 ( thường dùng để khuyên người khác đừng làm.......).

 

甭说 - béngshuō – đừng nói         你甭管 – nǐ béng guǎn – anh không cần phải quan tâm

 

甭吃 – béngchī đừng ăn                甭乱想 – béng luànshuō – đừng nói tùm lum

 

甭去 – béng qù – đừng đi             甭听他的话 – béng tīng tā de huà – đừng nghe lời của nó

 

Chú ý: Mình có một phát hiện rất lý thú là: trong câu phủ định của tiếng Trung rất nhiều bạn đều nói: “ câu phủ định thì phải bỏ từ (le), vì đã nói là “chưa...”  thì tại sao phía sau lại dùng... “rồi”. Theo lý thì cách giải thích này không sai, có điều trong trường hợp này thì cách giải thích đó lại chưa thoả đáng.

 

Trong câu phủ định ngoài từ “– méi” ra thì cơ bản vẫn đều có thể dùng kết hợp với “...(le)”, chỉ có điều từ “(le)” lúc này sẽ không mang nghĩa là “rồi” nữa, nó mang nghĩa là “ nữa”. Nó đã mất đi ý phủ định rồi, xen vào đó một chút cảm thán:

 

Tôi không  ăn nữa – 我不吃了- wǒ bù chī le.

 

Cô ta không nhớ bạn nữa – 他不像你了- tā bù xiǎng nǐ le.

 

Không thể nữa – 不会了- bù huì le .

 

Mình đã nghiên cứu khá nhiều năm với vấn đề này, thậm chí mình hỏi trực tiếp một vài người bạn Trung QuốcĐài Loan. Do vậy mình hôm nay mình viết ra chút quan điểm của mình mong các bạn học tiếng Trung có thêm một chút thú vị, về cách dùng linh hoạt của từ “(le)” nhé?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét