Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

SÁU THỰC TỪ TRONG TIẾNG TRUNG: (tính từ)

 


HOA NGỮ NHỮNG NGƯỜI BẠN

SÁU THỰC TỪ TRONG TIẾNG TRUNG: (tính từ)

Tính từ (từ dùng để miêu tả). Xác định được là Tính từ thì lập tức xác định tính từ đi với danh từ hay tính từ đi với động từ.

 Nếu đi với danh từ thì tính từ luôn ở trước danh từ: người tốt好人hǎo rén

– Nếu đi với động từ thì sẽ sảy ra hai trường hợp:

A) tính từ ở trước động từ (đó là một lời khuyên và hành động đó thường chưa sảy ra) nói nhiều多说duō shuō

B) tính từ ở sau động từ (đó là câu khẳng định, có thể là khen hoặc chê và hành động đó sảy ra rồi) nói nhiều说多 shuō duō.

Tính từ trong tiếng Trung chia làm hai loại: tính từ đơn âm, và tính từ song âm.

Tiếng trung gọi là hình dung từ

Tính từ đơn âm tiết lặp lại theo hình thức: A-->AAKhi lặp lại, âm tiết thứ hai đọc thành thanh l hoặc thinh khanh và thêm âm cuốn lưỡi. (nếu gặp từ mang thanh một thì âm thứ hai ta biến thành thinh khanh). Khi trùng điệp ngữ khí nhẹ hơn, nhưng nghĩa sẽ mạnh hơn. Khi trùng điệp tính từ thường có nghĩa như (hěn – rất), các bạn nhớ đừng có dùng trước tính từ trùng điệp: rất ngắn短短= 很短 / duǎnduānr  =  hěnduǎn 

-->好好儿Tôi sẽ cố gắng học tập 我会好好儿学习wǒ huì hǎohāor xuéxí.

-->慢慢儿. Bạn nói từ từ thôi你慢慢儿说nǐ mànmānr shuō.

Tính từ đơn âm khi trùng điệp có thể dùng “” hoặc không dùng đều được.

Nó buồn buồn nói 他闷闷 ()tā mēnmenr de shuō.

Tính từ song âm tiết lặp lại theo hai hình thức: AB-->AABB    AB-->ABAB

Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 4, âm tiết 2 và 3 đọc nhẹ.

Khi trùng điệp theo hình thức AB-->AABB thì chúng có thể  làm vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ và bổ ngữ. Khi làm định ngữ thường dùng   khi làm trạng ngữ thì dùng ” hoặc không dùng đều được.

Cho cô ấy ít tin để cô ấy cũngvui một chút 给她一点儿钱,让她也高高兴兴gěitāyīdiǎnr qián, ràng tā yěgāogaoxìngxing (高高兴兴 làm vị ngữ).

Cô ấy vui vẻ nói với tôi 兴兴奋奋()跟我说tā xīngxing fènfen de gēnwǒ shuō (兴兴奋奋 làm trạng ngữ).

Cậu ta là người vui vẻ他是个快快乐乐的人tā shìgè kuàikuai lèle derén (快快乐乐làm định ngữ).

Anh ấy nói rất vui vẻ他讲得痛痛快快tā jiǎngde tòngtong kuaikuai (痛痛快快làm bổ ngữ)

Khi trùng điệp theo hình thức AB-->ABAB thì chúng chỉ có thể làm vị ngữ

Cho cô ấy ít tin để cô ấy cũngvui một chút 给她一点儿钱,让她也高兴高兴gěitā yīdiǎnr qián, ràng tā yě gāoxìng gāoxìng (高兴高兴làm vị ngữ).

Tính từ song âm tiết lặp lại cũng không được dùng phía trước.

Tính từ song âm còn có một số dạng lặp lại khác như sau:

    Một số tính từ có thể lặp lại theo hình thức AB-->AAB. Tính từ lặp lại theo kiểu này thường mang ý nghĩa xấu, chê bai.

糊涂-->糊里糊涂 (hú li hútu: hồ đa hồ đồ)

慌张-->慌里慌张 (huāng lǐ huāngzhāng: cuống qua cuống quít)

Một số tính từ song âm biểu thị tính chất, trạng thái  lặp lại theo hình thức từ gốc có sẵn dùng để nhấn mạnh sâu hơn, hình thức này chúng ta chỉ cần nhớ và vận dụng, không nên thay đổi.

 Trắng xóa白茫茫bái máng máng

Béo, bụ bẫm, mập mạp胖乎乎pàng hū hū

BÀI HỌC ĐÃ KÉT THÚC, HẸN GẶP LẠI CÁC BẠN TRONG BÀI SAU NHÉ?

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

SÁU THỰC TỪ TRONG TIẾNG TRUNG: (danh từ)




HOA NGỮ NHỮNG NGƯỜI BẠN  

SÁU THỰC TỪ TRONG TIẾNG TRUNG: (danh từ) 

Danh từ (là một cái tên). Xác định được là Danh từ thì lại tiếp tục xác định nó là Đồng Vị hay là Chủ Vị. Nếu là Đồng Vị thì dịch xuôi, nếu là Chủ Vị thì dịch ngược. Hãy xem cách phân tích từ Đồng Vị và Chủ Vị ở dưới đây

– Từ Đồng Vị là những từ ngang hàng với nhau, không phân chia chính phụ (chúng đều là những cái tên, và thường không có nghĩa gì hết), khi dịch thì phải dịch xuôi. Đây chính là điểm đột phá cho những giáo viên thường nói với học sinh “Danh từ đầu câu dịch ngược – Động từ đầu câu dịch xuôi” .

例如lì rú – ví dụViệt Nam越南yuè nán (Việt là một danh từ, Nam cũng là một danh từ, hai danh từ đó ghép lại với  nhau nhưng không có nghĩa gì cả vì chúng chỉ là một cái tên, vì thế sẽ được dịch xuôi vì chúng là từ đồng vị).

Sơn Thủy山水shān shuǐ (Sơn là tên của một người, Thủy cũng là tên của một người chúng được ghép lại với nhau nhưng lại chẳng có nghĩa gì vì chúng chỉ là một cái tên, vì thế sẽ được dịch xuôi vì chúng là từ đồng vị).

Hưng Ngọc兴玉  xìngyù (Hưng là một cái tên, Ngọc cũng là một cái tên, đây chỉ là hai tên người chứ không có nghĩa gì, do vậy cũng dịch xuôi).

 

Bình Dương平阳píngyáng                   Nguyễn thị Lan阮氏兰ruǎnshìlán

 

Đông Nam Bắc东南北dōngnánběi      Ngữ pháp语法 yǔfǎ


Trung Quốc中国zhōngguó                     Thế giới世界shìjiè

– Từ chủ vị là những từ có phân chia lớn nhỏ, chính phụ  (chúng có nghĩa của chúng). Phải chú ý trong tiếng Việt gọi là câu chủ vị là vì có chủ ngữ và vị ngữ, trong tiếng Hoa lại gọi bằng câu chính phụ vì nó dịch ngược. Cái chính trong tiếng Việt (trung tâm ngữ) thường đứng ở phía trước, cái chính của tiếng Hoa (trung tâm ngữ) lại ở phía sau. Đây chính là nguyên nhân giải thích vì sao tiếng Hoa ngược với tiếng Việt.

例如lì rú –  ví dụngười Việt Nam越南人yuè nán rén. Nếu nói Việt Nam thì 2 từ này vẫn là đồng vị, nhưng thêm từ người thì biến thành chủ vị rồi, vì hiện nay ta đang nói về người, còn VN chỉ là từ hỗ trợ cho biết người ở đâu.

Bút đỏ红笔 hóng bǐ cũng là từ chủ vị, vì ta đang nói đến cây bút, từ “hóng” thì chỉ hỗ trợ cho từ bút.

Tiệm Hưng Ngọc兴玉店xìngyù diàn (cũng vậy nếu nói Hưng Ngọc thì vẫn là Đồng vị, nhưng khi nói tiệm Hưng Ngọc thì có nghĩa rồi, do vậy dịch ngược)

 

Xe Bình Dương平阳车píngyáng chē

 

Bố của Nguyễn thị Lan阮氏兰的爸爸ruǎnshìlán debàba

 

Hướng Đông Nam Bắc东南北向dōngnánběi xiàng

 

Sách ngữ pháp语法书 yǔfǎ shū

 

Bút Trung Quốc中国笔zhōngguó bǐ

 

Thế giới mới新世界xīn shìjiè

 

– Danh từ đầu câu dịch ngược (nếu toàn bộ đều là danh từ thì dịch ngược không dùng “de”, nếu muốn nhấn mạnh thì dùng): xe Việt Nam越南 () yuènán (de) chē

– Danh từ đầu câu dịch ngược [nếu phía sau danh từ chính có các thành phần khác (động từ, tính từ, số từ...) thì phải thêm từ “de”ở trước danh từ chính]:

Xe đến Việt Nam来越南的车láiyuènán de chē.

Danh từ đầu câu dịch ngược, khi dịch ngược xuất hiện 2 tình huống (toàn bộ đều là danh từ thì không dùng “de”, muốn nhấn mạnh thì dùng, nếu phía sau danh từ chính (danh từ ở đầu câu) mà có các thành phần khác thì phải dùng “de” trước danh từ chính (đừng dịch danh từ chính, mà dịch từ phía sau nó hết về sau, sau đó nói “de” + danh từ chính) ].

Bút Bình Dương: Danh từ đầu câu dịch ngược, vì toàn bộ đều là danh từ cho nên dịch ngược mà không cần dùng “de”)平阳笔píngyángbǐ.

Bút ở Bình Dương: Danh từ đầu câu dịch ngược, nhưng sau danh từ có động từ cho nên dịch ngược và để “de” ở trước danh từ chính (danh từ chính là bút)]在平阳的笔zàipíngyáng debǐ.

Danh từ: (khi trùng điệp từ thứ 2 biến thành thinh khanh)

 

 Trên thực tế danh từ không có hình thức lặp lại, theo cách hiểu của mình thì ngoài từ “人人rénren   người người” ra thì dường như các bạn khó có thể tìm ra từ thứ 2 đâý.

 

    Từng có nhiều người nói với mình: 天天,年年,đó không phải là danh từ trùng điệp sao? Lại hài nữa rồi. 天天,年年 ở trong tiếng Việt quả thật là danh từ đúng nghĩa, nhưng trong tiếng Trung thì không phải như vậy đâu, chúng là những danh lượng từ (vừa là danh từ, vừa là lượng từ).

 

Nếu mình nói: năm mới 新年xīnnián, năm tốt好年hǎonián, thì chúng là danh từ đúng nghĩa không sai.

 

Chủ nhật星期天xīngqītiān, trời nắng 晴天qíngtiān, chúng cũng là danh từ.

Nhưng nếu mình nói: một năm, ba ngày  thì liệu có còn là danh từ không nhỉ (theo quy ước từ nào đứng sau số từ thì từ đó là lượng từ, chẳng hạn nói: Một cuốn sáchyī běnshū,  như đã biết “chính là lượng từ vì nó ở sau số từ. Và cứ vậy từ “”trong “一天”  và từ  “” trong “一年” cũng nhất định phải là lượng từ mà.

 

    Một số bạn lại hỏi mình thế 家家jiājia / nhà nhà, thì sao? Từ “” trong tiếng Trung cũng là “danh lượng từ” 一家公司yījiā gōngsī / một cái công ty, thì nó không phải lượng từ sao?

 

   Nhân tiện mình sẽ liệt kê luôn vậy:

 

Chị gái 姐姐jiějie, Ba 爸爸bàba, Má妈妈māma, Bác伯伯bóbo,

 

   Tất cả các từ ở trên mặc dầu đều là danh từ, nhưng chúng ta cũng không thể xem như trùng điệp. Chúng là những từ hợp thành, người Trung Quốc khi xưng hô hoặc nói về một ai họ thường nói 2 âm trở lên, nó giống như một sở thích, một trào lưu,tựa như ở Việt Nam có một số ca sỹ, người nổi tiếng họ muốn người khác chú ý, tạo ấn tượng nên cũng dùng 2,3 chữ đó mà (Mỹ Tâm, Hoài Linh, Đàm vĩnh Hưng...)

 

Chú ý:nếu danh từ chỉ người (tiểu Vương, Hoàng Ling, giám đốc Mã...), danh từ chỉ nơi chốn (Bình Dương, Việt Nam, Trung Quốc...), danh từ chỉ phương vị (trên, dưới, trong, đông, tây...), danh từ chỉ thời gian (buổi sáng, hôm nay, chủ nhật...). tất cả các danh từ đó hường hay được ưu tiên làm chủ ngủ ngữ hoặc được ở phía trước kể cả động từ, riêng từ chỉ thời gian có thể ở trước hoặc sau chủ ngữ đều được.

 

Tiểu Vương hết tiền rồi小王没钱了xiǎowáng méiqiánle.

 Giám đốc Mã hôm nay không đến马经理今天不来mǎjīnglǐ jīntiān bùlái.

 

Bình Dương ở vào Đông Nam bộ của Việt Nam平阳位于越南的东píngyángwèiyú yuènánde dōngnánbù.

 

Có một cuốn sách trên bàn 桌子上有一本书zhuōzishang yǒuyīběnshū.

 

Tôi làm buổi sáng, nó làm buổi tối我早上做,他晚上做wǒzǎoshangzuò, tāwǎnshangzuò. 

 

Tôi dậy lúc 7h sáng (7h sáng tôi dậy)我早上七点起床/早上七点我起床wǒzǎoshang qīdiǎn qǐchuáng/ zǎoshang qīdiǎn wǒqǐchuáng.  

BÀI HỌC ĐÃ KẾT THÚC. HẸN GẶP LẠI TRONG BÀI SAU NHÉ?

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2022

SÁU THỰC TỪ TRONG TIẾNG TRUNG: (động từ)

 



HOA NGỮ NHỮNG NGƯỜI BẠN

SÁU THỰC TỪ TRONG TIẾNG TRUNG: (động từ)

Động từ: (hành động, động tác): thường+đặc biệt+động động+động tân+ly hợp  ( nếu bạn nào muốn nghiên cứu kỹ về từ loại nào thì hãy vào mục từ loại đó trong sách ngữ pháp tiếng Trung tổng hợp của Hoa Ngữ Những Người Bạn, ở đây mình chỉ nói chung chung về cách dùng động từ thôi nhé?)

  Động từ thường: là động tác mà ta nhìn thấy được: kàn - xem,吃chī - ăn,喝 hē - uống…(thường ở sau chủ ngữ, phủ định của nó có thể dùng 不,没)

 Xem phim看电影kàndiànyǐng.

 Chưa ăn  cơm没吃饭méichīfàn.

 Không uống rượu不喝酒bùhējiǔ.

 – Vị trí của động từ khá linh hoạt tùy theo ngữ cảnh, khi hỏi có thể dùng 吗,hoặc trùng điệp động từ đóthường hay được dịch xuôi

 Bạn viết một chút你写一下(写一写,写写)nǐxiěyīxià

 Bạn viết không你写吗nǐxiěma?

 Bạn viết hay không你写不写nǐxiěbùxiě ?

 Động từ đặc biệt: là động tác mà ta không nhìn thấy được (hoạt động của não, con tim): ài - yêu,恨hèn - hận,厌yàn – ghét…(có hai cách dùng, giống như động từ hoặc tính từ, thể phủ định là dùng, không dùng).

Tôi  rất yêu cô ấy我很爱她wǒhěn àitā.

Cậu ta hận bạn他恨你tāhènnǐ.

Tôi không ghét tiền我不厌钱wǒbù yànqián.

– Trong tiếng Trung có một số  động từ sau đây cũng được xem như là động từ đặc biệt:

là động từ để phán đoán hay khẳng định, phủ định dùng không dùng , khi hỏi thì dùng ở cuối câu hoặc trùng điệp bản thân nó:

Đây là sách
这是书 Zhè shì shū.

Tôi là người Việt Nam
我是越南人Wǒ shì yuènán rén.

Sách này có phải của thầy Lý không这本书是李老师的吗?Zhè běn shū shì lí lǎoshī de ma?

Sách này có phải của thầy Lý không这本书是不是李老师的Zhè běn shū shì bùshì lílǎoshī de?

 – Câu chữ là một động từ đặc biệt, nó không biểu thị hành động mà biểu thị sự sở hữu, dạng phủ định dùng “”không dùng

 

Câu khẳng định:                CN + + TN (thường là danh từ)

们有笔 – tā  men yǒu bǐ – bọn họ có bút.

 

Câu phủ định:                    CN + + + TN

他们没有 – tā men méi yǒu bǐ – bọn họ không có bút.

 

Câu hỏi:                             CN + + TN + ?

他们有 – tā men yǒu bǐ ma – bọn họ có bút không?

 

Câu hỏi (chính phản):       CN + 有没有 + TN?

 

 他们有没有 – tā men yǒu méiyǒu bǐ – bọn họ có bút không = 们是否有笔 – tāmen shìfǒuyǒubǐ.Trong văn viết đôi khi có thể thay thế“是否” bằng “对否

 

- Động từ năng nguyện còn gọi là trợ động từ (động từ đặc biệt) thường được đặt trước động từ, tính từ biểu thị khả năng, nguyện vọng hoặc nhu cầu.

Các động từ năng nguyện thường dùng như:

应该()(该),应当想要要想,想,要,需要,必需,必要总得,值得,会,可,可能(能),能够,可以,,愿意(愿),乐意情愿,肯,敢,敢于 (bạn nào muốn hiểu  cách dùng từng từ ĐTNN thì vào  mục 16 trang 56 của cuốn ngữ pháp tổng hợp tập 2 của Hoa Ngữ Những Người Bạn nhé?)

 

Khẳng định:          CN + ĐTNN + ĐT + TPK

Phủ định    :          CN + + ĐTNN + ĐT + TPK

Câu hỏi              :  khẳng định +

Hỏi chính phản  :  ĐTNN +ĐTNN

Cô ấy muốn học ngữ pháp              她想学语法          tā xiǎng xué yǔfǎ

Cô ấy không muốn học ngữ pháp   她不想学语法      tā bù xiǎng xué yǔfǎ

Cô ấy muốn học ngữ pháp không? 她想学语法吗      tā xiǎng xué yǔfǎ ma

Cô ấy muốn học ngữ pháp không? 她想不想学语法   tāxiǎng bù xiǎng xué yǔfǎ

 Tân ngữ của ĐTNN  là động từ, nhưng khi tân ngữ là danh từ thì nó là một động từ thường.

 Tôi nhớ má tôi 我想我妈wǒ xiǎng wǒmā.

 Tôi cần anh trai (cần có một người anh trai) 我要哥哥wǒ yào gēge.

 Tôi nhớ anh trai 我想哥哥wǒ xiǎng gēge.

  Động động (động từ+động từ):练习liànxí - luyện tập…, 出发chūfā - xuất phát…,进行jìnxíng -tiến hành.

Nếu xác định được là động động thì phía sau có cái gì (tân ngữ) ta cứ dịch xuôi:

Luyện tập 2 tiếng练习两个小时liànxí liǎnggèxiǎoshí.

Xuất phát 2 tiếng出发两个小时chūfāliǎnggèxiǎoshí.

– Động tân (động từ+danh từ): ăn... cơm..., uống...rượu...

Nếu xác định được là động tân thì nếu phía sau có cái gì (tân ngữ) thì ta để tân ngữ đó vào giữa động tân đó:

Ăn cơm hai tiếng吃两个小时(的)饭chīliǎnggèxiǎoshí (de) fàn.

Uống rượu hai tiếng喝两个小时酒hē liǎnggèxiǎoshíjiǔ.

– Ly hợp (động từ+danh từ), có cách dùng như Động tân, phía trước là động từ, phía sau là danh từ. Chúng chỉ có khác biệt là “Từ đông tân” khi hợp lại hay tách ra thì nó cũng không mất đi nghĩa gốc của nó, “Động từ li hợp” khi hợp lại thì mang nghĩa của nó, nhưng khi tách ra thì mất đi nghĩa gốc hoặc mang nghĩa khác hoặc có cách đọc khác

吃饭ăn cơm: là “Từ đông tân” bởi khi hợp lại hay tách ra thì “ăn” vẫn là “ăn”, và “cơm” vẫn là “cơm”.

请假: là “Động từ li hợp” bởi vì lúc hợp lại thì mang nghĩa như vậy, nhưng khi tách hai từ đó ra thì mất hết nghĩa và đều mang nghĩa khác, cách dùng khác, cách đọc khác.

Tôi ngủ tám tiếng 我睡了个小时觉wǒ shuìle bāgè xiǎoshí jiào.

Tôi cãi lộn với họ hai lần rồi我跟他们吵两次架了wǒ gēntāmen chǎoguò liǎngcì jiàle.

Nếu bạn nào muốn hiểu rõ về “Động từ li hợp” thì bạn hãy vào mục số 39 trang 120 trong cuốn ngữ pháp tập 2 của “Hoa Ngữ Những Người Bạn” để nghiên cứu rõ hơn nhé?

BÀI HỌC ĐÃ KẾT THÚC RỒI, CHÚNG TA GẶP LẠI TRONG BÀI SAU NHÉ?